the world's smartest travel social network
Những đỉnh núi cao trập trùng lãng đãng mây phủ, từng dải rừng xanh mướt bao phủ những rặng núi cao uốn mình trải dài tới mép biển tạo nên một vùng sinh thái rộng lớn, làm tan biến cái gay gắt của miền duyên hải. Không phải ngẫu nhiên những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chọn Sơn Trà làm địa điểm đầu tư lý tưởng bởi ít có nơi nào rừng núi, biển trời lại hội tụ hài hòa đến vậy.
Ẩn hiện sau làn sương mờ phía Tây Nam là vịnh Đà Nẵng, gần hơn là con đường Nguyễn Tất Thành uốn lượn ven biển qua cầu treo Thuận Phước nối liền với tuyến đường Sơn Trà – Điện Ngọc chạy qua Ngũ Hành Sơn hướng đến Cửa Đại-Hội An. Ngay dưới chân núi quan cảnh thành phố Đà Nẵng hiện lên như một tấm bản đồ sống động đang vươn mình mạnh mẽ trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung và cả nước.
Hàng năm, Sơn Trà không chỉ đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan các địa danh du lịch như chùa Linh Ứng, Bảo tàng Đồng Đình, đỉnh Bàn Cờ Tiên, đồi Vọng Cảnh… mà còn nghỉ dưỡng tại những khu du lịch biển, khu nghỉ dưỡng trên bán đảo.
goài những bãi biển được đầu tư xây dựng để khai thác du lịch, dưới chân núi Sơn Trà vẫn còn những dải bờ biển đẹp còn đậm vẻ hoang sơ như bãi Tiên Sa, bãi Nồm, bãi Xếp, bãi Con, bãi Trẹm với các bãi san hô ngầm tuyệt đẹp thích hợp với các hoạt động lặn biển khám phá, du thuyền vãn cảnh…
Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá Sơn Trà, khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ, tham quan Đà Nẵng – Sơn Trà bằng trực thăng, tuyến không gian xanh… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô…
Ngoài ra, du khách cũng có thể dễ dàng đến với bán đảo Sơn Trà qua cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tuyên Sơn, cầu sông Hàn hoặc đường thủy theo sông Hàn xuôi ra vịnh Đà Nẵng. Chỉ sau ít phút di chuyển, không gian xanh mát của núi rừng Sơn Trà đã kề bên sẽ khiến không ít người phải ngỡ ngàng, cảm giác như những bộn bề lo toan, náo nhiệt của phố thị đã được xua tan.
Giới thiệu một số địa điểm du lịch Sơn Trà
Bãi Tiên Sa với huyền thoại Tiên nữ giáng trần tắm, phải lòng với chàng trai chài lưới… nên ở lại với trần gian và từ đó có tên là bãi Tiên Sa;
Bãi Bụt, gồm có Bụt sâu và Bụt cạn, với huyền thoại bãi biển sóng êm hiền hoà như Phật và cũng là đất Phật, nên bãi mang từ ngữ ấy. Nay có chùa Linh ứng III và tượng Quán Thế Âm nguy nga đồ sộ nằm trên triền đồi bãi này.
Bãi Xếp là bãi có hai doi núi nhô ra, tưởng chừng như xếp lại;
Bãi Chẹ tức bãi có lối rẽ về làng của các bậc tiền bói khai khẩn lập làng Nam An từ thời Lê triều Khánh Đức thứ 3 (1651) đời vua Lê Thần Tông (theo sử liệu);
Bãi Rạng là bãi có nhiều đá ngầm nằm sâu dưới mặt nước biển;
Bãi Con là bãi nhỏ nằm giữa bãi Rạn và bãi Nam;
Bãi Nam, bãi hướng về chính hướng Nam, dân địa phương thường quen gọi là bãi Nờm hay bãi Nồm;
Bãi Đa, bãi này trước đây có cây đa khá lớn mọc ngay chính trên bãi, trông thật uy nghi;
Bãi Lở, gồm có bãi Lở cạn và bãi Lở sâu, cũng được gọi là bãi U, bởi bãi hay bị xói lở mỗi khi mưa lụt và cũng là bãi mọc toàn cây U, loại cây sắc mộc, mình xoắn nên hầu hết ghe thuyền thường dùng làm lô lái, lô mũi;
Bãi Bắc, bãi hướng về phía Đông Bắc, dân địa phương thường quen gọi bãi Bấc, bãi này có hai gành Đông và gành Tây, nơi từ khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, có rất nhiều rong biển màu xanh sẫm bám trên các tảng đá dọc theo hai gành. Dân địa phương gọi là “mứt”, một đặc sản khá ngon, ăn sống cũng được, nấu chín cùng với cá cơm mờm hay cá khoai ăn cũng khá thú vị.
Suối Đá Mài Suối chảy qua một con khe tục gọi là Khe Làng, khe dẫn nước từ đó chảy dọc qua làng Nam Thọ đến cuối làng Tân Thái, rồi đổ ra biển. Suối hiện nay không còn nữa, còn con khe làng thì còn dấu tích từng đoạn trũng chưa lấp);
Giếng Tiên, tục gọi là Hang Giêng Giếng, gần đá Bàn Cờ. Tương truyền nơi đây Tiên ông thường xuống lấy nước để uống;
Hòn Ông Mụ, kể về sự tích của ông lão dân chài cùng với bà hái củi bằng mối tình chung thuỷ, sống chết bên nhau;
Mũi Súng, mõm núi vươn ra biển, trên mõm núi, nhằm bảo vệ cho vùng biển, các nhà quân sự xưa thường đặt súng lớn thần công hay đại bác tại đây;
Hang Dơi, hang có khá nhiều dơi và cũng là nơi thường có sóng to mùa Đông Bắc thổi đến
Gành Dang, là gành nằm ngang như cánh tay dang ra, từ Mũi Súng cho đến gành Đông bãi Bắc. Nơi đây, vào mùa hè thường có nhiều rong biển loại màu vàng, có tên là rau câu. Rau câu là đặc sản ăn sống cũng được, nấu chín cùng với đường, để nguội sẽ đông đặc lại, người địa phương gọi là “xoa xoa”, ăn khá ngon; đến ghềnh Bàng để tìm chỗ “lặn bụi” và có thể chén những món hải sản tươi sống do mình… “câu được” từ trong khoang thuyền của ngư dân.
Đá Chở vai, khối đá hình tượng giống miếng thịt heo chở vai;
Hòn Sụp, tảng đá khá lớn, nằm giữa bãi Đá và bãi Bụt, thường nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều xuống;
Hòn ông Tượng, tảng đá khá to, hình giống con voi;
Khu Ông, nơi quần thể lăng miếu thờ cá Ông;
Đá Coi biển, nơi gành Đông của bãi Bắc, có một tảng đá to, nằm độc lập, quang đãng chẳng khác nào đài quan sát. Ngư dân mỗi khi đến mùa bủa xăm đánh bắt cá cơm, khoảng từ tháng 10-11 âm lịch, người phụ trách coi biển, cứ mỗi buổi chiều đều leo lên tảng đá này ngồi để hướng dẫn cho ngư dân dưới thuyền bủa lưới mỗi khi phát hiện cá vào vũng Bắc.
Hải đăng, một ngọn nằm trên mỏm núi phía Tây, nhằm làm hiệu cho tàu bè lui tới vùng vịnh và hải cảng quốc tế Tiên Sa, là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam, được người Pháp xây dựng từ năm 1905 và được xây dựng lại năm 1958.
Lăng miếu: Dọc triền núi và các bãi biển dọc chân núi Sơn Trà, có khá nhiều lăng miếu, trong số đó có những lăng miếu có niên đại từ 200 đến 400 năm. Nổi bật trong số đó có miếu ông Chài; miếu ông Cao tức miếu thờ thần Cao Cát Quảng độ Đại vương hay còn gọi Cao sơn Quảng độ Đại vương; miếu thờ nữ thần Bà Dàng, còn gọi là Dáng phi phu nhân; thờ thần Bạch Mã (thờ thần núi); lăng tiến sĩ thờ Hoàn giáp Nguyễn Phục; miếu thờ thần biển Đại Càn Thánh nương. Gọi là Đại Càn Quốc gia Nam hải Tứ vị Thánh nương Thượng đẳng thần. Đa số các bãi biển dọc theo chân núi Sơn Trà đều có miếu thờ cá Ông do ngư dân trong vùng xây dựng, được gọi là thần Nam Hải hay Nam Hải Ngọc Lân tôn thần, Nam Hải Ngọc Lân Trung đẳng thần, Đức ông Ngài hoặc Đức Ngư ông…
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là cây chò đen, dầu lá bóng, chạy dài tới ven biển tạo nên những bãi biển thơ mộng.
Hoạt động vui chơi ở Sơn Trà
Đi dọc cung đường xuyên qua các triền núi phía Nam đỉnh Sơn Trà; và cây cầu Thuận Phước nối nhịp Tiên sa, con đường xuyên qua làng chài Thọ Quang tiếp nối vòng cung biển Sơn Trà – Điện Ngọc cũng là một trải nghiệm thú vị để bạn tha hồ ngắm nhìn núi đồi, biển xanh, ngắm nhìn cuộc sống của những người dân làm nghề biển.
Bán đảo Sơn Trà đã và đang được xây dựng một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng. Bờ biển phía Bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía Nam bán đảo, biển êm dịu, an toàn
Tắm biển: Cái này là đương nhiên, biển Đà Nẵng được mệnh danh là một trong những biển đẹp nhất Việt Nam với bãi biển đẹp, nước biển trong xanh. Sơn Trà có nhiều cảnh đẹp, với hàng chục bãi biển nằm dọc theo chân núi xanh, sạch, đẹp, bãi nào cũng có dòng suối nước ngọt, mát, trong lành từ trong núi chảy ra biển.
Lặn biển xem san hô và cá lạ: Từ chân cầu tàu Thọ, đi tàu ra các bãi, bạn có thể thỏa sức ngắm những thảm san hô rực rỡ sắc màu. Thả neo dừng chân quanh hòn Sụp – vị trí nằm gần bãi biển Thọ Quang. Hòn Sụp nước không sâu, chỉ chừng 3 – 4 mét, và nhìn đến tận đáy, thấy rõ từng cây san hô to. Bãi Tranh là các rặng san hô mọc sát bờ, chỉ cần vài sải bơi là có thể thấy những đàn cá chủ yếu là họ cá thia, họ cá Bàng chài, họ cá Bướm, cá Thần tiên…
Bờ biển phía Bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểu, các trò chơi thể thao dưới nước như lướt ván, ca nô…
Đi bộ dạo quanh cảng cá, tìm hiểu cuộc sống của người ngư dân ven biển cũng sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.
Ăn uống tại Sơn Trà
173 members
873 members
93 members
17 members
17 members
55 members
87 members
26 members
75 members
22 members
84 members
60 members
26 members
72 members
21 members
© 2024 Created by EnLinea Media. Powered by
Badges | Report an Issue | Privacy Policy | Terms of Service
You need to be a member of Tripatini to add comments!
Join Tripatini